Khái niệm và chức năng của tụ bù công suất phản kháng?

Tụ bù là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện (điện môi), tụ có tác dụng tích và phóng điện trong mạch điện. Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ bù ở một hiệu điện thế nhất định gọi là điện dung của tụ bù. Nó được xác định bằng thương số giữa điện tích của tụ bù và hiệu điện thế giữa hai bản của nó (C=Q/U).

Trong hệ thống điện, tụ bù được sử dụng với mục đích bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosφ (cos phi) nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện và tránh bị phạt tiền theo quy định của ngành Điện lực. Do đó lắp tụ bù sẽ giảm được một khoản đáng kể tiền điện hàng tháng(giảm vài chục % tùy theo từng đơn vị).

Tụ bù là thành phần chính trong Tủ điện bù công suất phản kháng bên cạnh các thiết bị khác để đảm bảo hệ thống bù hoạt động tự động, ổn định và an toàn như: Bộ điều khiển tụ bù, Thiết bị đóng cắt, bảo vệ, Cuộn kháng lọc sóng hài, Thiết bị đo, hiển thị,…

Trong thực tế Tụ bù thường có các cách gọi như: tụ bù điệntụ bù công suấttụ bù công suất phản khángtụ bù cos phi,…

2. Cấu tạo của tụ bù

Tụ bù thường là loại tụ giấy ngâm dầu đặc biệt, gồm hai bản cực là các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy. Toàn bộ được cố định trong một bình hàn kín, hai đầu bản cực được đưa ra ngoài.

3. Phân loại tụ bù

1. Phân loại theo cấu tạo thì bao gồm : Tụ bù khô và Tụ bù dầu.

  • Tụ bù khô:

Tụ bù khô là loại bình tròn dài. Ưu điểm là nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ dễ lắp đặt, thay thế, chiếm ít diện tích trong tủ điện. Giá thành thường thấp hơn tụ dầu. Tụ bù khô thường được sử dụng cho các hệ thống bù công suất nhỏ, chất lượng điện tương đối tốt. Tụ khô phổ biến trên thị trường Việt Nam có các giải công suất bù: 10, 15, 20, 25, 30, 40 & 50kVAR. Một số hãng có loại nhỏ 2.5, 5.0kVAR.

Tụ bù điện hạ thế 3 pha loại tụ khô

Hình ảnh tụ bù loại tụ khô

  • Tụ bù dầu:

Tụ bù dầu là loại bình chữ nhật (cạnh sườn vuông hoặc tròn). Ưu điểm là độ bền cao hơn. Tụ dầu thường được sử dụng cho tất cả các hệ thống bù. Đặc biệt là các hệ thống bù công suất lớn, chất lượng điện xấu, có sóng hài (dùng kết hợp với cuộn kháng lọc sóng hài). Tụ bù dầu phổ biến trên thị trường Việt Nam có các giải công suất bù: 10, 15, 20, 25, 30, 40, 50kVAR. Ngoài ra, một số hãng còn có 75kVAR, 100kVAR,…

Hình ảnh tụ bù loại tụ dầu

2. Phân loại theo điện áp: Tụ bù hạ thế  và tụ bù trung thế

  • Tụ bù hạ thế:

Là các tụ bù sử dụng dưới điện áp 1.0kV, như 230V (loại 1 pha), hay 380V, 400V, 415V, 440V, 525V, 660V, 690V,…(loại 3 pha). Phổ biến nhất là 2 loại 3 pha 415V & 440V. Tụ bù 415V hay được dùng trong các hệ thống điện áp tương đối ổn định ở điện áp chuẩn 380V. Tụ bù 440V thì thường sử dụng trong các hệ thống điện áp cao hơn điện áp chuẩn, các hệ thống có sóng hài cần lắp kèm với cuộn kháng lọc sóng hài. 

  • Tụ bù trung thế

Là các tụ bù sử dụng trong các trạm điện, hệ thống điện trung thế điện áp 7.2kV, 22kV & 35kV. Gồm 2 loại là 1 pha 2 sứ và 3 pha 3 sứ sử dụng với dung lượng từ 50kVar cho đến 500kVar.

Hình ảnh tụ bù trung thế

3. Công thức tính dung lượng tụ bù

Để chọn tụ bù cho một tải nào đó thì ta cần biết công suất P và hệ số công suất Cosφ (cos phi) của tải đó:

Giả sử ta có công suất của tải là P.

Hệ số công suất của tải là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 (trước khi bù, cosφ1 nhỏ còn tgφ1 lớn).

Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 (sau khi bù, cosφ2 lớn còn tgφ2 nhỏ).

Công suất phản kháng cần bù là Qb = P*(tgφ1 – tgφ2).

Ví dụ  ta có công suất tải là P = 100 (kW).

Hệ số công suất trước khi bù là cosφ1 = 0.75 → tgφ1 = 0.88.

Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 = 0.95 → tgφ2 = 0.33.

Vậy công suất phản kháng cần bù là Qb = P*(tgφ1 – tgφ2).

Qb = 100*(0.88 – 0.33) = 55 (kVAr).

4. Nên chọn tụ bù loại nào, hàng nào cho phù hợp? 

Chọn tụ bù loại nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cho hệ thống và tiết kiệm chi phí là vấn đề băn khoăn của rất nhiều khách hàng. Đây là câu hỏi rất quan trọng trong bài toán thiết kế hệ thống bù công suất phản kháng. Để chọn được loại tụ bù phù hợp cần hiểu rõ đặc thù của hệ thống điện từng đơn vị từ đó quyết định lựa chọn:

1. Điện áp nào là phù hợp: Với hạ thế 415V, 440V,…? Với trung thế chọn loại 1 pha đấu kiểu sao hay 3 pha với điện áp tương ứng?

2. Tụ khô hay tụ dầu?

3. Thương hiệu, hãng sản xuất nào?

>>  Điện công nghiệp BTE  là  nhà cung cấp Tụ bù hạ thế, trung thế của các hãng uy tín như Nuintek, Grouppo Energia, Samwha, BTB, Mikro, Epcos, Shizuki, Eleco,….

Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

ĐIỆN CÔNG NGHIỆP BTE – NHÀ PHÂN PHỐI VÀ LẮP ĐẶT TỤ BÙ HẠ THẾ, TRUNG THẾ

HOTLINE: 0936 137 836

EMAIL: bte.diencongnghiep@gmail.com

FACEBOOK: Điện công nghiệp hạ thế, trung thế BTE

Văn phòng: 129/280 Trần Nguyên Hãn, Niệm Nghĩa, Lê Chân, Tp.Hải Phòng

Gọi